6 Sigma
6 Sigma

6 Sigma

Sáu Sigma hay 6 Sigma là hệ thống bao gồm các công cụ và chiến lược nhằm nâng cao quá trình hoạt động do hãng Motorola phát triển đầu tiên vào năm 1985.[1][2] 6 Sigma trở nên phổ biến sau khi Jack Welch áp dụng triệt để nó trong chiến lược kinh doanh của ông tại General Electric năm 1995,[3] và ngày nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.[4]Mục đích của 6 Sigma là nâng cao chất lượng của quá trình cho ra thành phẩm bằng cách nhận diện và loại bỏ những nguyên nhân gây lỗi, khuyết tật và giảm thiểu tối đa độ bất định trong sản xuấthoạt động kinh doanh.[5] Đây là hệ thống các phương pháp quản lý chất lượng, bao gồm các phương pháp thống kê, và tạo ra một nền tảng kiến thức đặc biệt cho những người quản lý trong tổ chức ("Champions", "Black Belts", "Green Belts", "Orange Belts", etc.), những chuyên gia áp dụng các phương pháp phức hợp.[5] Mỗi dự án của một tổ chức áp dụng Six Sigma theo một dãy các bước xác định và phải định lượng ra được giá trị của các mục tiêu, ví dụ; giảm thiểu thời gian sản xuất, độ thỏa mãn của khách hàng, giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất và / hoặc nâng mức lợi nhuận.[5][6]Thuật ngữ Six Sigma có nguồn gốc từ điều hành sản xuất, nó gắn liền với các thuật ngữ trong mô hình thống kê về quá trình chế tạo sản phẩm. Hiệu năng của một quy trình sản xuất có thể được đánh giá bằng mô hình sigma về tỉ lệ phần trăm số sản phẩm bị lỗi hay khuyết tật so với tổng sản phẩm mà quy trình tạo ra. Quy trình six sigma dự đoán về mặt thống kê 99,99966% thành phẩm đạt yêu cầu thiết kế (3,4 trên 1 triệu sản phẩm bị lỗi), mặc dù lượng thành phẩm khuyết tật này tương ứng với mức nhỏ hơn là 4,5 sigma. Hãng Motorola đặt ra mục tiêu "6 sigma" cho mọi hoạt động sản xuất của hãng, và mục tiêu này trở thành đích đến cho các nhà quản lý và kỹ sư thiết kế.[6]6 Sigma đo lường các khả năng gây lỗi chứ không phải các sản phẩm bị lỗi. Mục đích của 6 Sigma là cải thiện các quy trình ngăn những vấn đề khuyết tật và lỗi không xảy ra, thay vì chỉ tìm ra các giải pháp ngắn hạn hoặc tạm thời để giải quyết vấn đề. 6 Sigma sẽ chỉ dẫn điều tra và kiểm soát các tác nhân chính, nhằm ngăn ngừa lỗi xảy ra ở ngay công đoạn đầu tiên.[6]Năm 2011, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã xuất bản bộ tiêu chuẩn các phương pháp định lượng 6 Sigma nhằm nâng cao quy trình hoạt động.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 6 Sigma http://books.google.com/?id=0VHaTb6LJ4QC&printsec=... http://books.google.com/?id=0lY_bhMBzLwC&printsec=... http://books.google.com/?id=1VdYNwAACAAJ&dq http://books.google.com/?id=5CCcw4j2gkgC&printsec=... http://books.google.com/?id=O6276jidG3IC&printsec=... http://books.google.com/?id=O6276jidG3IC&printsec=... http://books.google.com/?id=_BRYIS31iwUC&printsec=... http://books.google.com/?id=izjUAAAACAAJ&dq=Keller... http://books.google.com/?id=leQvoUXM9L0C&printsec=... http://books.google.com/?id=ybOuvzvcqTAC&pg=PP1&dq...